Trong khi những cửa hàng truyền thống đang ngày một nhường chỗ cho các cửa hàng trực tuyến vì những công ty như Amazon hay Alibaba, một start-up công nghệ đã đưa ra một phương châm: “Bán lẻ không chết, nó cần sự hồi sinh.”
Start-up b8ta chuyên bán các sản phẩm công nghệ, vốn chưa chưa hề được bán một cửa hàng gạch và vữa (cửa hàng truyền thống) nào. b8ta tạo điều kiện cho các nhà sản xuất công nghệ nhỏ, những người không thể thâm nhập vào các cửa hàng lớn và cho phép khách hàng thử nghiệm các thiết bị như ổ khóa thông minh, ván trượt công nghệ cao và các màn hình bếp lò kết nối ở các địa điểm vật lý.
Một cửa hàng b8ta San Francisco. Ảnh: CNBC
b8ta hy vọng sẽ tạo ra hứng thú về việc mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống một lần nữa, và quảng bá cho các thương hiệu ít được biết đến nhiều hơn.
b8ta được thành lập vào năm 2015 bởi các cựu nhân viên của Nest (một công ty công nghệ Mỹ) như Vighu Norby, William Mintun và Phillip Raub và có cửa hàng ở San Francisco, Santa Monica, Seattle và Austin.
Theo Norby, CEO và người sáng lập của b8ta, công ty đang cố gắng giải quyết câu hỏi hóc búa hiện đại: Đặt hàng một sản phẩm và phải trả tiền ngay lập tức, mà không biết liệu sản phẩm đó có hữu dụng như quảng cáo hay không.
“Thật kinh khủng khi người tiêu dùng phải trả tiền trước cho các sản phẩm”, Norby nói với CNBC. Ông nói thêm: “Đôi khi người ta cần 18 tháng để tung các sản phẩm ra thị trường, vào có khi chúng sẽ bao giờ được giao”.
Khi còn làm việc cho Nest, Norby đã có kinh nghiệm khi làm việc với các nhà bán lẻ lớn. Vị CEO này nói rằng “ngành bán lẻ hiện đang bị tổn thương” khi nhiều sản phẩm tốt nhất được tung ra và chỉ bán trên kênh trực tuyến.
Ngoài ra, việc đưa hàng hóa lên kệ đã trở nên khó khăn và tốn kém. Thông thường, người tiêu dùng ít thấy các sản phẩm tương tự từ các thương hiệu nhỏ hơn (và thường rẻ hơn), bởi vì các nhãn hiệu chi phối thương hiệu lớn đã chất đầy lên các kệ rồi.
Và với nhiều sản phẩm công nghệ mới ra mắt trên kênh trực tuyến, khách hàng thường đặt mua sản phẩm trước hàng tháng trời – nhưng không có cách nào để biết liệu họ có ưa thích sản phẩm này hay không.
Theo Phillip Raub, người đồng sáng lập và CMO của b8ta, công ty muốn thay đổi điều này: “Bạn không thể thay đổi mô hình kinh doanh chỉ sau 1 đêm, [nhưng] khi bạn thực hiện thay đổi như vậy, nó sẽ thay đổi hành vi.”
Người tiêu dùng có thể kiểm tra một tiện ích trước khi mua nó, và có thể trực tiếp trả hàng tại các cửa hàng này.
Các công ty như nhà sản xuất ván trượt điện Boosted đã hưởng lợi ngay khi khách hàng thử nghiệm các sản phẩm tại cửa hàng và quyết định mua hàng ngay tại chỗ. Gần đây, Boosted nhận thấy rằng 50% người tiêu dùng muốn mua sản phẩm của họ ngay tức thì.
Ý tưởng “hãy thử trước khi mua” hầu như đã bị những người khổng lồ công nghệ khác lãng quên, khi mà các sản phẩm của họ có giá hàng hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn USD (ví dụ những chiếc Iphone của Apple). Theo đó, việc có thể trải nghiệm sản phẩm có thể tạo sự khác biệt lớn trong doanh thu và sự hài lòng của khách hàng.
Theo Nhịp cầu đầu tư